Tôm lụi, đặc sản Cà Mau ăn mùa tết ngon khỏi chê
Ngày 28.12.2024, tại Hội nghị khách hàng với chủ đề "Cùng vươn ra biển lớn" do Tập đoàn Nắng Ban Mai tổ chức tại Phú Yên, một sự kiện mang tính bước ngoặt đã diễn ra. Dưới sự chứng kiến của hơn 600 khách hàng đối tác và nhà đầu tư lớn, Công ty TNHH Dầu nhờn GS Việt Nam - đối tác nhập khẩu chính thức của dầu nhớt Kixx tại Việt Nam, đã chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược với Tập đoàn Nắng Ban Mai.Tập đoàn Nắng Ban Mai là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng và sản xuất vật liệu xây dựng tại miền Trung, Tây nguyên và trên cả nước. Với bề dày kinh nghiệm và uy tín trong ngành, Tập đoàn Nắng Ban Mai đã tham gia nhiều dự án trọng điểm quốc gia cũng như nhiều dự án thương mại, hạ tầng hiện đại. Nắng Ban Mai không chỉ đi đầu về chất lượng công trình mà còn sở hữu gần 1.000 thiết bị và máy móc hiện đại, đáp ứng mọi yêu cầu sản xuất, thi công, và xây dựng các dự án quy mô lớn.Trong khi đó, Kixx là thương hiệu dầu nhớt được phát triển bởi Tập đoàn GS Caltex Hàn Quốc. Các sản phẩm dầu nhớt Kixx không chỉ đạt các tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt của Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản mà còn được các nhà sản xuất uy tín và máy móc hàng đầu thế giới khuyến nghị sử dụng. Dầu nhớt Kixx đã khẳng định vị thế hàng đầu tại Hàn Quốc khi 8 năm liên tiếp (từ 2017 đến 2024) đều được người tiêu dùng bình chọn là Thương hiệu hàng đầu Hàn Quốc trong lĩnh vực dầu nhớt.Với các sản phẩm đa dạng, từ dầu động cơ dành cho ô tô, xe máy, đến dầu công nghiệp và dầu hàng hải, Kixx không ngừng cải tiến và áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất để đáp ứng nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng toàn cầu. Đặc biệt, các công nghệ đặc biệt như Triple Double và Dual Plus đã giúp Kixx tạo nên sự khác biệt, mang đến nhiều lợi ích vượt trội cho lĩnh vực xây dựng và vận hành thiết bị công nghiệp. Trước hết, chúng giúp tăng tuổi thọ thiết bị, giảm tần suất thay thế, từ đó tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư dài hạn. Đồng thời, việc giảm thiểu hỏng hóc không chỉ hạn chế các chi phí sửa chữa và bảo trì đột xuất mà còn đảm bảo quy trình sản xuất vận hành ổn định, không bị gián đoạn.Hơn thế, Kixx còn mang đến giải pháp tối ưu hóa tài chính khi giúp giảm chi phí vận hành và nâng cao hiệu suất thiết bị, cải thiện hiệu quả kinh doanh một cách rõ rệt. Có thể nói, đây là một giải pháp bền vững, vừa hiệu quả, vừa hợp lý về chi phí, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế dài hạn trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.Chia sẻ về quyết định chọn Kixx là đối tác chiến lược, ông Nguyễn Anh Khoa, Tổng giám đốc Tập đoàn Nắng Ban Mai cho biết: "Tập đoàn Nắng Ban Mai luôn hướng đến sự đổi mới và hiệu quả trong hoạt động thi công hạ tầng và sản xuất vật liệu xây dựng. Với danh mục các dự án lớn mà chúng tôi đã tham gia, việc đảm bảo hiệu suất cao và độ bền cho các thiết bị thi công là ưu tiên hàng đầu. Chúng tôi lựa chọn thương hiệu dầu nhớt Kixx bởi những lợi ích vượt trội mà sản phẩm mang lại. Công nghệ tiên tiến của Kixx giúp thiết bị vận hành bền bỉ, giảm thời gian và chi phí bảo trì. Điều này không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn giúp chúng tôi tiết kiệm chi phí dài hạn".Sự hợp tác giữa Kixx và Nắng Ban Mai không chỉ dừng lại ở việc cung cấp sản phẩm dầu nhớt chất lượng cao mà còn bao gồm nhiều nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững cho cả hai bên. Công ty TNHH Dầu nhờn GS Việt Nam cam kết cung cấp các dòng sản phẩm Kixx phù hợp với nhu cầu của Tập đoàn Nắng Ban Mai, đồng thời hỗ trợ đào tạo kỹ thuật, bảo trì thiết bị và tư vấn tối ưu hóa vận hành. Ngược lại, Tập đoàn Nắng Ban Mai cam kết sử dụng các sản phẩm dầu nhớt Kixx trong toàn bộ hệ thống vận hành và sản xuất của tập đoàn. Cả hai bên cũng sẽ cùng phối hợp trong các hoạt động quảng bá, tăng cường uy tín và giá trị thương hiệu trên thị trường.Với chiến lược phát triển tập trung vào đổi mới công nghệ và tạo ra giá trị bền vững cho khách hàng, Kixx không chỉ cung cấp các sản phẩm chất lượng mà còn mang đến giải pháp toàn diện, giúp đối tác như Nắng Ban Mai tối ưu hóa hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Đây cũng là bước đệm quan trọng để Kixx tiếp tục vươn tầm quốc tế, trở thành lựa chọn hàng đầu trong lĩnh vực dầu nhớt tại Việt Nam và cũng như trên toàn cầu.Tìm hiểu về sản phẩm của Kixx tại:Fanpage: https://www.facebook.com/KixxVietnamCách bảo vệ tai nghe không bị bong tróc da và hư hỏng
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 13.5.2024
Trước vòng đấu thứ 13 V-League 2024-2025, CLB Thanh Hóa có 22 điểm, kém đội đầu bảng Nam Định 2 điểm. Nếu đánh bại CLB TP.HCM, thầy trò HLV Popov sẽ đòi lại vị trí số 1 nhưng kịch bản này đã không xảy ra. Trong buổi họp báo sau trận đấu, ông Mai Xuân Hợp, trợ lý HLV trưởng của CLB Thanh Hóa tỏ ra không hài lòng với trọng tài chính Lê Vũ Linh, người đã truất quyền chỉ đạo của HLV Popov và rút thẻ đỏ cho ông Hoàng Thanh Tùng, thành viên ban huấn luyện đội khách. Ông Hợp tỏ ra bức xúc: "Hôm nay, CLB Thanh Hóa khát khao giành 3 điểm tại Thống Nhất. Chúng tôi rất muốn chiến thắng để lấy lại ngôi đầu bảng. Nhưng trọng tài đã xé nát trận đấu, thật đáng buồn. Một số tình tiết trên sân đã rõ rồi, không cần phải nhắc lại nữa. Nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất trận đấu. Với chúng tôi, chỉ giành được 1 điểm là vấn đề. Bởi CLB Thanh Hóa đang cố gắng từng trận một với mong muốn đạt được điều tốt nhất trong mùa giải này". Cựu tuyển thủ Việt Nam nói thêm: "Việc thiếu vắng HLV Popov ảnh hưởng lớn đến CLB Thanh hóa. Ông ấy là người nhiệt huyết, luôn thúc đẩy, động viên cầu thủ trong từng pha bóng. CLB Thanh Hóa thiệt thòi lớn khi không có sự chỉ đạo của HLV Popov trong hiệp 2". Bên kia chiến tuyến, HLV Phùng Thanh Phương không bất ngờ về việc HLV Popov bị truất quyền chỉ đạo. Thuyền trưởng CLB TP.HCM nói: "Một trận đấu mà trọng tài cần tham khảo VAR nhiều thì ảnh hưởng đến nhịp độ, tinh thần cầu thủ 2 đội. Không chỉ ở trận này, những trận khác đều có VAR và tôi cũng như các đối thủ đều bị ảnh hưởng. Nhưng trong bóng đá, các đội cần phải tuân thủ, thực hiện theo điều lệ. Còn về Popov, đó là cá tính của ông ấy rồi. Đây không phải trận đầu tiên HLV Popov có những phản ứng như vậy". HLV Phùng Thanh Phương cũng tỏ ra vui mừng với 1 điểm có được: "Với chúng tôi, 1 điểm này cũng rất quý giá, đặc biệt là khi đối đầu một đối thủ đang thuộc nhóm dẫn đầu như CLB Thanh Hóa. Chúng tôi đã đạt được mục tiêu ban đầu đề ra. Các cầu thủ đã thi đấu với một tinh thần tốt. Đây là tiền đề để chúng tôi hướng đến các trận đấu tiếp theo".
Phát biểu tại lễ đón nhận chứng nhận JCI của tập đoàn y tế Phương Châu ngày 30.12, tiến sĩ - bác sĩ Hà Anh Đức (Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế) đánh giá cao sự nỗ lực của tập đoàn khi có 3/4 bệnh viện đạt chuẩn JCI, trở thành hệ thống y tế đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chứng nhận này. JCI là chứng chỉ hàng đầu trong quản lý chất lượng y tế do Mỹ sáng lập, chịu trách nhiệm thẩm định với hàng nghìn tiêu chí. Khi đạt được chứng nhận này cho thấy quy trình quản lý chất lượng bệnh viện rất tốt."Về công tác quản lý chất lượng y tế, Bộ Y tế sẽ từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh viện công lập cũng như tư nhân. Cụ thể, Bộ Y tế đã ban hành thông tư quy chuẩn về yêu cầu đảm bảo chất lượng cho các bệnh viện ở mức cơ bản. Trong năm 2025, Bộ sẽ tham khảo các tiêu chuẩn JCI với sự tham vấn của các chuyên gia để nâng từ mức chuẩn cơ bản lên nâng cao. Điều này là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế", tiến sĩ Anh Đức chia sẻ.Theo ông Đức, để đạt được điều này, bên cạnh công tác tuyên truyền, Bộ Y tế cũng sẽ tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia JCI để các cơ sở y tế công lập, tư nhân hướng đến các tiêu chuẩn quốc tế. Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hồ (Nhà sáng lập Tập đoàn Y tế Phương Châu) cho biết, chứng nhận JCI Enterprise tiếp tục đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ về lĩnh vực quản lý chất lượng bệnh viện của tập đoàn. Khách hàng đến khám, chữa bệnh tại các bệnh viện trong hệ thống đều nhận được chất lượng dịch vụ y tế an toàn như nhau và đồng bộ về chất lượng chăm sóc theo tiêu chuẩn quốc tế này. Hệ thống mong muốn mang đến hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người mẹ và bé đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và tinh thần phụng sự từ tâm.Trước đó, năm 2022, Bệnh viện Phương Châu (Cần Thơ) đã đạt con dấu vàng JCI đầu tiên trong hệ thống, trở thành bệnh viện đầu tiên tại Đồng bằng Sông Cửu Long và thuộc top 6 bệnh viện trên toàn quốc đạt được JCI. Năm 2024, 2 bệnh viện Phương Châu Sóc Trăng và Bệnh viện Phương Nam (TP.HCM) đồng thời đạt được 2 chứng nhận JCI, nâng tổng số lượng bệnh viện đạt JCI của Tập đoàn lên 3/8 bệnh viện tại Việt Nam.JCI - Joint Commission International là tổ chức giám định chất lượng bệnh viện của Mỹ. Chứng nhận JCI được đánh giá là tiêu chuẩn khắt khe bậc nhất về an toàn người bệnh và chất lượng chăm sóc y tế dành cho các bệnh viện và cơ sở chăm sóc y tế. JCI Enterprise là chứng nhận quốc tế danh giá được công nhận bởi JCI dành cho hệ thống y tế có từ 3 bệnh viện đạt chứng nhận JCI với hơn 1.200 tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn cho người bệnh.
Trang cuối của cô Xanh - truyện ngắn dự thi của Trương Văn Tuấn (Bến Tre)
Thất bại ở vòng chung kết U.20 châu Á 2025 đang mang đến cho U.20 Indonesia nhiều hệ lụy. Sau 3 trận vòng bảng, thầy trò HLV Indra Sjafri hòa 0-0 trước U.20 Yemen, sau khi đã thua đậm U.20 Iran và U.20 Uzbekistan. U.20 Indonesia đứng thứ ba và bị loại, do đó bỏ lỡ cơ hội dự U.20 World Cup 2025.Ngay từ đầu, mục tiêu có vé đi U.20 World Cup 2025 đã được chỉ ra là nằm ngoài tầm với U.20 Indonesia, do HLV Sjafri cùng học trò nằm ở bảng đấu rất nặng (cả U.20 Iran và U.20 Uzbekistan đều là ứng viên vô địch). Tuy nhiên, thất bại này vẫn khiến Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) phải mở cuộc họp khẩn. HLV Sjafri phải chia tay cương vị HLV trưởng U.20 Indonesia. Trước đó, ông Sjafri từng đưa U.22 Indonesia vô địch SEA Games 32, về nhì ở SEA Games 30, cũng như đưa U.19 Indonesia vào tứ kết U.19 châu Á 2018. Nhà cầm quân người Indonesia là người giàu kinh nghiệm nhất trong làng bóng đá trẻ xứ vạn đảo, từng nắm giữ cương vị giám đốc kỹ thuật (GĐKT) PSSI. Nhưng, trước thất bại đã nằm trong dự tính, ông Sjafri vẫn phải rời đi."Trát" sa thải của PSSI dành cho HLV Sjafri cũng tạo ra sự chia rẽ nơi truyền thông và dư luận Indonesia. Một bên cho rằng, lứa U.20 Indonesia hiện tại non kinh nghiệm, ít được thi đấu quốc tế nên đòi hỏi phải có vé đi U.20 World Cup 2025 là bất hợp lý. Việc quy trách nhiệm cho HLV Sjafri chỉ là động thái đánh lạc hướng của PSSI, khi vốn dĩ các cầu thủ nhập tịch đã chiếm lĩnh phần lớn vị trí ở đội tuyển Indonesia, qua đó lấy đi cơ hội thi đấu của cầu thủ trẻ. Luồng quan điểm khác lại nhận định phương pháp huấn luyện của HLV Sjafri đã lỗi thời, không theo kịp bóng đá hiện đại. Tuy nhiên chỉ 1 ngày sau khi sa thải HLV Sjafri khỏi đội U.20, truyền thông Indonesia đưa tin PSSI lại bổ nhiệm ông Sjafri... trở lại ghế HLV của U.22 Indonesia, thay cho HLV Gerald Vanenburg (mới chỉ được chỉ định dẫn dắt U.22 ít ngày trước đó). Chỉ trong 1 tháng, ghế HLV trưởng ở các đội U.20 và U.22 của Indonesia đã đổi chủ liên tục. Điều đáng nói nhất của bóng đá Indonesia, không phải vị trí HLV trưởng đội U.22 sẽ do ông Indra Sjafri hay Vanenburg đảm nhiệm. Vấn đề nằm ở chất lượng cầu thủ. Đội tuyển Indonesia tiến bộ nhờ sức mạnh "ngoại nhập", với các cầu thủ gốc Mỹ và châu Âu có thể hình và tư duy chơi bóng hiện đại. Dù vậy, đội tuyển quốc gia chỉ là phần ngọn.Gốc rễ nền bóng đá nằm ở hệ thống đào tạo trẻ và giải vô địch quốc gia. Ở cả hai phương diện này, bóng đá Indonesia đều đang loay hoay. Giải vô địch Indonesia (Liga Indonesia) nổi tiếng với sự cuồng nhiệt, nhưng chất lượng CLB thấp, đồng thời vấn đề bạo lực vẫn tràn lan. Bóng đá Indonesia từng đầu tư trọng điểm cho lứa cầu thủ sinh năm 2003, nhằm chuẩn bị cho kỳ U.20 World Cup đăng cai trên sân nhà. Dù vậy, yếu tố ngoài chuyên môn đã khiến Indonesia bị FIFA tước quyền tổ chức. Lứa kế cận của Indonesia (sinh năm 2004 - 2025) đều chưa cho thấy triển vọng. Báo chí Indonesia cho rằng đội U.20 nước này có xu hướng đá cậy sức, thiếu nền tảng căn bản để thành công. Với nền tảng cầu thủ thiếu ổn định, cộng với phương pháp huấn luyện sẽ thay đổi do có HLV mới, U.22 Indonesia đứng trước "canh bạc" rủi ro tại SEA Games 33. U.22 Thái Lan vẫn kiên trì với những HLV Nhật Bản để ổn định triết lý. U.22 Việt Nam có HLV Kim Sang-sik, dù phải gánh sức ép ở hai đội tuyển, nhưng ông Kim đã có thời gian gần 1 năm làm việc để hiểu bóng đá Việt Nam.Còn với U.22 Indonesia, sự loay hoay giữa dòng có thể khiến đội bóng này gặp trục trặc.